Curabitur blandit tempus porttitor.

Single Blog Title

This is a single blog caption
order

Ngô Thị Hà số điện thoại: 0373221xxx
tại 357 Trần Cung Hà Nội vừa đăng ký tư vấn khóa học 15 phút trước

order

Đỗ Hữu Linh số điện thoại: 033551xxx
tại c4/42 đường võ văn vân, ấp 3, xã vĩnh lộc b, huyện bình chánh vừa đăng ký tư vấn khóa học 8 phút trước

Làm quen với giao diện làm việc của Indesign

3/5 - (1 bình chọn)
Tài liệu học Adobe Indesign
Trước khi làm quen với giao diện làm việc của Adobe Indesign, chúng ta cần hiểu rõ Indesign là gì? Nó được sử dụng làm gì? Tại sao bạn cần sử dụng phần mềm này trong thiết kế đồ họa in ấn?
Adobe Indesign là một phần mền thiết kế đồ họa được sử dụng trong việc thiết kế dàn trang trang báo chí hay nói cách khác là bình trang điện tử. 

Trên thực tế Indesign đã có từ lâu, dưới 1 cái tên gọi khác là Page maker. Sự đổi tên kèm theo đợt nâng cấp tính năng mạnh mẽ làm cho indesign ngày càng phổ biến trong giới thiết kế đồ họa in ấn.

Nếu bạn cần chỉnh sửa ảnh bitmap (jpg, tif, gif..) bạn dùng photoshop.
Bạn thiết kế 1 trang poster hay tờ rơi thiên về màu sắc thiết kế thì bạn dùng illustrator.
Còn khi muốn tạo ra 1 quyển sách, hay 1 cuốn catalogue nặng về bố cục, dàn trang, sắp xếp chữ.. thì hay nhất là bạn dùng indesign. Đây cũng chính là lý do vì sao khi học thiết kế đồ họa báo chí bạn cần phải học cách sử dụng Indesign.
 Ứng dụng Adobe Indesign trong thiết kế dàn trang báo chí
Giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm giao diện làm việc của Adobe Indesign

Đầu tiên chúng ta cần khởi động trình làm việc của Adobe Indesign. Sau khi chương trình khởi động và một tài liệu được mở, người thực hiện sẽ nhìn thấy màn hình làm việc của Indesign bao gồm các thành phần sau đây:
 
 Làm quen với giao diện của Adobe Indesign
 
1. Thanh tiêu đề: Chứa biểu tượng của chương trình, tên và đường dẫn chứa tài liệu hiện hành, biểu tượng phóng to thu nhỏ và đóng chương trình.( Ở phần hình ảnh trên mình dùng Indesign Cs6 nên phần một 1 và 2 gôp lại một)

2. Thanh menu: Chứa các menu lệnh làm việc của chương trình.

3. Control palette: Thể hiện các tính chất, trạng thái hay tùy chọn của công cụ hiện hành hay đối tượng được chọn. Để ẩn hay hiện control palette, chọn menu Window nhấp chọn hoặc bỏ phần control ( Hoặc nhấn phím tắt F6).

4. Thước ( Rulers): Thể hiện thước làm việc dọc và ngang của chương trình. Để ẩn hay hiện thước chọn menu View chọn Show/Hide Rulers ( Hoặc ấn tổ hợp Phím tắt Ctrl + R).
5. Hộp công cụ (Tool box): Chứa các công cụ làm việc của chương trình, để ẩn hoặc hiện  Tool box chọn menu Window nhấp bỏ hay chọn phần Tool.

6. Các bảng (palette): Chứa các lệnh làm việc của chương trình. Để ẩn hiện các Palette chọn menu Window nhấp chọn hoặc bỏ Palette.

7. Vùng làm việc: Nơi làm việc thiết kế.

8. Vùng căn lề (Margins): Khu vực dùng để căn lề.

9. Vùng nháp: Nơi đặt tạm các nội dung cũng như các thao tác phục vụ cho tài liệu. Các nội dung đặt trên vùng này sẽ không được thể hiện khi in ấn.

10. Thanh cuộn. Dùng đẻ để cuộn màn hình trong quá trình dich chuyển vị trí làm việc.

11. Thanh trạng thái: Thể hiện trạng thái trang làm việc.
Đến đây chắc bạn biết chức năng chính của indesign là gì rồi.. “công việc của nàng là thiết kế ra các sản phẩm nhiều trang (và nhiều chữ)”.
 
Tuyệt Tác chúc bạn sớm chinh phục được Indesign!
You may also like
đồ họa chuyên nghiệp tại tphcm
Học thiết kế đồ họa tại phường 1 quận Tân Bình tphcm
lớp học đồ họa tại tphcm
Học coreldraw tại quận 4 tphcm
đồ họa chuyên nghiệp tại tphcm
Học indesign tại phường 5 quận tân bình tphcm – Việt Tâm Đức
đồ họa uy tín tại tphcm
Học coreldraw tại phường 5 quận tân bình tphcm – đồ họa uy tín tại VTĐ
chat với Cô Thu